Danh mục
Thủy kích là gì?
Thủy kích là hiện tượng xe ô tô đi trong mùa mưa bão hoặc đi qua những vũng nước ngập. Xe ô tô sẽ xảy ra tình trạng chết máy do nước tràn vào đường hút gió
Hậu quả của hiện tượng thủy kích
Khi nước tràn vào xe sẽ tạo ra lực ép, đối lập với áp lực từ các piston đang đẩy từ dưới lên. Nếu như trong trường hợp này tài xế vẫn cố khởi động xe ô tô sẽ khiến cho lượng nước tràn vào nhiều cùng với lực nước mạnh sẽ làm cho các piston bị biến dạng, hoặc gãy, hỏng hóc. Hậu quả của việc tay biên piston gãy sẽ khiến động cơ xe bị hư hỏng nghiêm trọng. Ngoài ra, thủy kích còn tác động đến hệ thống điện trong xe ô tô
Đồng thời nếu nước có nồng độ muối cao thì gầm xe và vỏ xe có nguy cơ bị ăn mòn rất cao. Nếu xe ngập nước sâu, khoang nội thất ô tô cũng sẽ bị ẩm mốc và hư hỏng.
Chi phí để sửa chữa những thiết bị hỏng hóc do liên quan đến động cơ xe ô tô không hề rẻ. Chi phí thay tay biên piston sẽ rơi vào tầm vài chục triệu đồng, chưa tính chi phí hệ thống điện và động cơ xe bị hỏng.
Cách xử lý khi xe ngập nước
Nếu buộc phải lưu thông trong những ngày mưa, tài xế nên chọn những con đường không bị ngập lụt và tránh bị ùn tắc. Mực nước an toàn mà ô tô có thể đi qua là khoảng 25cm.
-Nếu như xe ô tô bị ngập nước, các tài xế phải có kiến thức để giải quyết vấn đề này:
- Khi lái xe trong tuyến đường bị ngập nước, hãy tháo lọc gió động cơ để lấy gió từ khoang máy để hạn chế lấy gió qua hệ thống nạp khí. Điều này sẽ giúp hạn chế nước tràn vào đường hút gió tránh ảnh hưởng tới động cơ.
- Áng chừng mực nước ngập bằng cách quan sát những chiếc xe xung quanh . Không di chuyển quá gần với những xe khác, để tránh các sóng nước xâm nhập vào đường hút gió động cơ.
- Tắt điều hòa, không tăng tốc đột ngột, duy trì tốc độ và không nhấn côn nếu là xe số sàn.
- Khi bị thủy kích sẽ khiến động cơ xe ngừng hoạt động, lúc đó tuyệt đối không được khởi động lại xe. Nếu bạn không có kinh nghiệm cũng không nên tự sửa chữa. Tốt nhất là bạn nên gọi cho đội cứu hộ, các kỹ thuật viên để xử lý sự cố này.
- Cần rà phanh thêm 1 đoạn đường ngắn sau khi đã vượt qua vùng nước ngập để loại bỏ nước lọt vào đường nạp gió.