Các dòng xe ô tô đều có hệ thống đèn báo lỗi được đặt ở đồng hồ phía sau vô lăng. Nhưng không ít người không để ý đến hệ thống này, nếu như không kiểm tra hoặc xử lý kịp thời thì hệ thống xe rất dễ bị gặp trục trặc hoặc hư hỏng. Khi đó sẽ tốn nhiều chi phí để lắp đặt và sửa chữa hơn. Mỗi đèn báo lỗi sẽ có vai trò riêng, làm nhiệm vụ báo lỗi cho một hoặc một vài chi tiết trong xe. Chủ yếu là các bộ phận chịu trách nhiệm chính trong cơ chế vận hành của xe. Bài viết này sẽ giới thiệu cho các bạn về các loại đèn cảnh báo trên ô tô.
Danh mục
1. Đèn cảnh báo áp suất của dầu bôi trơn
Khi xe bạn hoạt động trong trạng thái thiếu dầu hoặc dầu bôi trơn đã bị khô thì đèn cảnh báo áp suất dầu bôi trơn sẽ nháy liên tục. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do dầu bị chảy ra ngoài, bị rò rỉ, máy bơm dầu không hoạt động hoặc dầu đã sử dụng quá lâu mà không được thay theo đúng định kì.
Đây là một trong những sự cố khẩn cấp cần phải được khắc phục ngay . Trên thực tế, nếu bạn lờ dấu hiệu này đi, động cơ sẽ không đủ áp lực dầu bôi trơn. Các chi tiết trong động cơ xe sẽ bị mòn rất nhanh. Trong vài trường hợp, nếu trong động cơ có vấn đề từ trước có thể khiến bạn gặp nguy hiểm khi lái xe.
Khi phát hiện ra sự cố này thì cần phải khắc phục càng nhanh càng tốt. Nếu như chủ xe không khắc phục tình trạng này luôn thì động cơ sẽ không đủ áp lực của dầu bôi trơn, khi đó các chi tiết nhanh chóng bị bào mòn. Thậm chí có thể gây nguy hiểm khi lái xe.
Để xử lí tình trạng này, bạn nên đổ thêm dầu bôi trơn và khởi động xe để kiểm tra, nếu như đèn cảnh báo vẫn sáng thì cách tốt nhất là đưa xe đến trung tâm bảo dưỡng để kiểm tra và khắc phục tình trạng này, ngoài ra bạn cần phải trang bị kiến thức để châm dầu một cách chính xác nhất.
2. Đèn cảnh báo nhiệt độ của nước làm mát
Khi đèn cảnh báo nhiệt độ của nước làm mát sáng thì tức là lượng dung dịch nước làm mát trên xe không đủ, đông cơ có khả năng sẽ bị quá nhiệt. Nguyên nhân có thể do nước làm mát bị rò rỉ, bơm nước không hoạt động hoặc cũng có thể do bạn quên thêm nước làm mát theo đúng định kì.
Thiếu nước làm mát làm nguyên nhân khiến ô tô bị nóng máy. Cách khắc phục là bạn dừng xe, tắt máy rồi đợi đến khi động cơ không còn nóng nữa thì thêm nước làm mát vào.
Nếu như bạn đang ở một nơi hẻo lánh, không có nhà hoặc không có sẵn nước làm mát thì có thể thay thế bằng nước lọc hoặc nước lã hay dùng để rửa tay. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng cách làm này vì đây chỉ là phương pháp cho trường hợp khẩn cấp, giúp xe tiếp tục di chuyển. Trong nước lọc và nước lã sẽ chứa nhiều hợp chất như đá vôi, khoáng thậm chí là một số kim loại sẽ tạo ra cặn bám vào két nước, ảnh hưởng tới việc tản nhiệt và làm mát của xe.
Vì vậy nếu bạn đã sử dụng nước lọc và nước lã để thay thế thì ngay sau đó nên đưa xe đến gara đê vệ sinh két nước và thay nước làm mát theo đúng quy định.
3. Đèn báo ắc quy ô tô
Khi ắc quy gặp vấn đề thì đèn ắc quy sẽ báo lỗi trên mặt đồng hồ. Nguyên nhân chủ yếu do bình ắc quy hết bình hoặc bị hỏng, hỏng đai dẫn động máy phá. Nếu không xử lí luôn thì bạn không thể khởi động được xe do không còn nguồn điện dự phòng. Lúc này nên đưa xe đến gara để nhân viên kĩ thuật kiểm tra và nếu ắc quy đã sử dụng quá lâu thì nên thay ắc quy mới để đảm bảo an toàn.
4. Đèn cảnh báo hệ thống phanh
Đèn cảnh báo hệ thống phanh bật sáng là do đường dầu bị rò rit, má phanh bị mòn…bạn có thể cảm nhận được tình trạng này nếu như bóp phanh nhẹ hơn hoặc phanh không ăn. Đây là bộ phận rất quan trọng của xe, đảm bảo an toàn cho ô ô và quan trọng hơn là lái xe. Do đó nếu đèn cảnh báo này bật sáng thì bạn ngay lập tức đưa xe đi kiểm tra và khắc phục
5. Đèn báo lỗi động cơ (Check engine)
Loại đèn báo này rất quan trọng, lái xe phải chú ý không được bỏ qua. Vì đèn báo lỗi động cơ có nhiệm vụ thông báo lỗi ở các bộ phận quan trọng trong hệ thống động cơ của xe.
Khi đèn báo sáng tức là có bộ trên trong hệ thống động cơ đã bị hư hỏng, bạn phải mau chóng đưa xe đi đến gara để nhân viên kĩ thuật quét lỗi bằng dụng cụ chuyên nghiệp, sau đó tiến hành xử lí.