Danh mục
Xi lanh
Đây được xem là bộ phận quan tọng nhất, để piston có thể di chuyển thì cần xilanh. Nhờ có xi lanh xe vận hành một cách trơn tru. Trong xe gia đình thông thường có khoảng 4-8 xilanh. Tùy vào từng loại xe mà xi lanh được sắp xếp theo hàng dọc, đối đỉnh với nhau hoặc được xếp hình chữ V
Bugi
Bugi có nhiệm vụ quan trọng là tạo ra tia lửa để thực hiện quá trình đốt trong, đây cũng là một chi tiết khá quan trọng trong cấu tạo động cơ xe ô tô. Bugi hoạt động tốt sẽ tạo tia lửa đúng thời điểm, làm xe có hiệu suất hoạt động hiệu quả nhất. Nếu sau một thời gian sử dụng ô tô hay bị dừng máy hoặc tắt máy đột ngột thì có thể do bugi đã cũ hoặc bị hỏng, khi đó cần phải thay bugi ngay lập tức
Xu páp
Xupap giúp cho quá trình hoạt động của động cơ xe được đúng thời điểm. Nguyên lý hoạt động của chi tiết này sẽ dựa vào trục cam. xupap điều khiển van xả và hút của xe làm van đóng mở đúng thời điểm và giải thoát khí hiệu quả nhất. Xupap sẽ đóng ở 2 kỳ nén và đốt, 2 kì còn lại xupap sẽ mở để xả khí ra ngoài.
Trục cam
Bộ phận này sẽ được xupap phối hợp để điều chỉnh việc hoạt động của van xupap. Cấu tọa của trục cam gồm các mấu cam, khi có lực đẩy của xi lanh các mấu cam sẽ đẩy van xupap mở ra. Có hai loại là trục cam đơn và trục cam kép. Trục cam đơn điều khiển đồng mở van hút và xả, còn trục cam lép sẽ có 2 trục riêng biệt và điều khiển độc lập.
Trục khuỷu
Trục khuỷu giúp cơ năng chuyển piston từ chuyển động tính tiến sang chuyển động quay. Mục đích của trục khuỷu chính là chuyển đổi cơ năng để đồng bộ mọi hoạt động và làm các chi khác hoạt động tốt hơn.
Hệ thống phân phối khí
Các hệ thống được tạo ra do các bộ phận trong động cơ làm việc cùng nhau. Một trong số đó chính là hệ thống phân phối khi. Được 2 bộ phận kết hợp là xupap và trục cam. Trục cam hỗ trợ xupap đóng mở đều đặn. Ngoài ra trong hệ thống bao gồm các thanh nối với mục đích truyền lực nâng của mấu cam đến xupap dựa vào định luật đòn bẩy.
Hệ thống nạp nhiên liệu
Hệ thống này có nhiệm vụ cung cấp đủ hỗn hợp nhiên liệu như xăng/dầu, không khí đưa vào xilanh. Với hệ thống này, tỷ lệ pha trộn hỗn hợp đạt được mức ổn định nhất cho các xylanh…Ngoài ra hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp điện tử (EFI) giúp điều chỉnh lượng xăng theo chế độ vận hành.
Bộ chia điện
Ai cũng biết hệ thống đánh lửa ô tô, nhưng lại ít người biết rằng làm thế nào để tạo ra tia lửa điện. Đó là do bộ chia điện, chi tiết này sẽ nối đường dây cap áp với trung tâm và nối với bugi. Mỗi dây sẽ nối với một bugi, do đó các xilanh sẽ nhận được số lượng điện rất đều khi ở cùng một chu kỳ, làm quá trình cháy được hoạt động hiệu quả nhất.
Hệ thống làm mát
Hệ thống làm mát giúp động cơ được hoạt động tốt hơn và không để động cơ bị nóng. Hệ thống này bao gồm cảm biến nhiệt độ, bơm nước và bộ tản nhiệt.
Hệ thống điện
Đây là hệ thống quan trọng nhất trong các hệ thống xe ô tô. Hệ thống này gồm hai chi tiết là máy phát điện và hệ thống làm điện. Hệ thống giúp đề pa máy và duy trì hoạt đọng của xe. Máy phát điện vận hành trong lúc chạy xe sẽ sinh ra điện năng để nạp điện ngược cho ắc quy
Hệ thống bôi trơn
Để giảm thiếu vấn đề các chi tiết bị hao mòn khi hoạt động. Các nhà sản xuất đã tạo ra hệ thống bôi trơn. Chức năng là đưa dầu bôi trơn đi khắp các động cơ, làm cho các bộ phận này không bị ăn mòn. Dầu bôi trơn này được đưa từ bình chứa dầu qua bộ lọc đến thành xylanh cuối cùng đẩy xuống các đáy te để bắt đầu chu kỳ mới.